Những điều cần biết cơ bản về côn nhị khúc

Côn nhị khúc là một binh khí võ thuật rất phổ biến hiện nay, được sử dụng ở nhiều môn võ như Karate, võ cổ truyền và đặc biệt là Triệt Quyền Đạo. Cách sử dụng côn nhị khúc rất đặc biệt và người sử dụng có thể gây ra những sát thương rất cao cho đối thủ của mình.

Côn nhị khúc

1. Nguồn gốc từ “Nunchaku”

Theo Nguyễn Văn Quang đai đệ tứ đẳng Karate, nguyên giám đốc võ đường Champion Karate, thì ngày xưa, khi phát kiến ra môn Nunchaku (Côn nhị khúc), cái tên đó là kết hợp của các chữ:

N: viết tắt của Nunchaku (Côn nhị khúc).
U: viết tắt của Unrelengting (cứng rắn) vì muốn bảo vệ hay sử dụng vũ khí này chúng ta phải cương quyết.
N: viết tắt của chữ National (quốc gia) vì chúng ta phải đoàn kết mới có hiệu quả, như hai đầu côn nhị khúc được nối lại với nhau bằng một sợi dây.
C: viết tắt của Care (cẩn thận) vì chúng ta phải cẩn thận khi chúng ta sử dụng vũ khí này.
H: viết tắt bởi Holocaust (sự phá hủy).
A: viết tắt của Adherance (sự kết chặt) vào một quy luật để quần chúng thừa nhận thứ vũ khí này.
K: viết tắt bởi chữ Karate-do
U: viết tắt bởi Uniformity (sự đồng nhất) của toàn bộ quy luật và luật lệ được áp dụng.

2. Các loại Nunchaku

Về mặt hình thức, Côn nhị khúc gồm có 6 loại chính. Loại thứ nhất là loại thông dụng nhất, gồm có hai thanh gỗ có kích cỡ giống nhau (tròn, bát giác hay khối chữ nhật) được nối với nhau bởi một sợi dây (lông đuôi ngựa, dây nilon, dây dù xích sắt). Còn 5 loại là:

Tử mẫu côn (So-setsu-kon nunchaku)
Loại côn này được cấu tạo bởi hai thanh gỗ: một thanh ngắn và một thanh dài. Mỗi thanh gỗ có thể tròn hay có cạnh. Với loại côn này, người sử dụng thường dùng một đầu để đỡ và đầu kia để tấn công hay phản công: nếu địch thủ gần thì tấn công bằng thanh gỗ ngắn, còn địch thủ ở xa thì tấn công bằng thanh gỗ dài. Loại côn này giống với môn vũ khí Thiết Lĩnh của võ thuật Việt Nam.

Tam khúc côn  (San-setsu-kon nunchaku)
Đây là loại côn gồm có 3 thanh gỗ, chia làm 2 loại: một thanh gỗ dài và hai thanh gỗ bằng nhau ngắn hơn. Tất cả nối với nhau bằng các đoạn dây. Các thanh gỗ có thể tròn, bát giác hay khối chữ nhật.

Tứ khúc côn (Yon-setsu-kon nunchaku)
Loại côn này gồm có 4 thanh gỗ: 2 thanh ngắn cách quãng 2 thanh dài. Tất cả nối liền nhau bởi các đoạn dây. Các thanh gỗ được thiết kế tròn hay có cạnh. Loại này có thể sử dụng chống lại đối phương có binh khí.

Bán nguyệt côn hayÂm dương côn (Han-kei nunchaku)
Sở dĩ gọi là Bán nguyệt côn hay Âm dương côn là vì loại côn này được cấu tạo bởi 2 thanh gỗ có hình bán nguyệt và khi 2 thân gập lại thì tạo nên hình tròn của mặt trời. Loại côn này rất tiện lợi trong việc mang theo người.

Tam khúc côn (San-setsu-kon nunchaku)
Đây là 1 loại côn tam khúc thứ hai. Loại côn này có các thanh gỗ có kích cỡ như nhau và nối với nhau bởi những đoạn dây. Loại côn này rất lợi hại vì nó có thể tấn công địch thủ ở xa. Ngoài ra, tam khúc côn còn có thể đỡ và đánh cùng một lúc.

3. Lựa chọn côn nhị khúc
– Vừa với sức cầm của mình.
– Có kích cỡ đúng với nguyên tắc đòi hỏi.
– Chất lượng gỗ phải bền, có thể va chạm mạnh mà không bị gãy. Lưu ý rằng có nhiều loại gỗ có vân, thớ rất mỹ thuật được nhiều người ưa dùng thì lại dễ bị vỡ theo các vân, thớ khi va chạm.
Với cây côn nhị khúc đã chọn rồi, bạn sẽ sử dụng nó suốt trong quá trình tập luyện cho tới khi ra tự vệ. Như vậy hiệu quả mới đạt ở mức cao. Không nên khi tập luyện dùng côn này mà khi sử dụng để biểu diễn hay tự vệ lại dùng côn khác, bạn sẽ dễ bị hẫng với côn mới do chưa quen tay, do mỗi côn có một trọng lượng khác nhau.

Với loại côn nhị khúc làm bằng gỗ tốt thì khi gõ 2 thanh vào nhau sẽ có 1 tiếng rất kêu, còn gỗ xấu thì khi gõ vào nhau sẽ tạo nên 1 tiếng rất trầm.
Một số bạn chế tạo loại thân côn bằng kim loại (sắt, nhôm, inox…) theo chúng tôi thì không tốt. Bởi vì việc sử dụng loại côn này sẽ gây nên những tác hại nguy hiểm, hơn nữa chất cấu tạo kim loại sẽ gây khó khăn trong việc cầm nắm côn.

4. Bảo quản côn nhị khúc

Cũng như các loại vũ khí khác, côn nhị khúc cũng cần phải được bảo quản tốt nhằm tạo hiệu quả tốt trong tập luyện, sử dụng cũng như tránh những sự cố nguy hiểm có thể xảy ra như gãy côn, đứt dây…

Thân côn phải luôn được lau chùi kỹ lưỡng, mỗi tháng vài lần bằng cách tẩm dầu ô-liu vào 1 mảnh vải mềm rồi lau. Có thể dùng dầu sơn trà… Sự lau chùi giúp bạn cầm côn được dễ dàng và không làm chai tay nếu tập luyện nhiều.

Đối với dây côn cũng có 1 chế độ bảo quản thích hợp. Nếu côn của bạn nối với nhau bằng 1 sợi dây nilon thì cạnh trong của lỗ cột dây côn bạn nên quét 1 lớp nhựa sơn để tránh sự cọ xát quá mạnh làm dây mau đứt. Ngay cả sợi dây, nếu được, bạn cũng nên sơn 1 lớp nhựa trơn. Các loại côn dùng dây xích bằng sắt cũng phải thường xuyên được kiểm tra, bởi sự chuyển động xoay chiều làm cho các khoen sắt cọ xát dễ tạo sự ăn mòn mà gây đứt dây. Tốt nhất là trước khi sử dụng, bạn nên kiểm tra lại toàn bộ côn 1 lượt.

5. Các mục tiêu tấn công của côn nhị khúc

a. Phía trước mặt
Vùng đầu mặt: Đây là khu vực khi đánh côn vào có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Người sử dụng nên tâm niệm rằng chỉ khi nào đối phương có hung khí thì mới đánh côn vào để tránh điều đáng tiếc.
Vùng cổ: Là khu vực khi đánh côn vào có thể gây trọng thương, bất tỉnh cho đối thủ. Có thể dùng côn để đánh, đập, đâm hay siết bằng dây với mục tiêu cổ này.
Vùng cánh tay dưới: Khu vực này có thể dùng côn đánh, đập hay siết cổ tay, tạo sự đau đớn và làm mất tác dụng tay của đối phương. Đây là mục tiêu tấn công chủ yếu của người sử dụng côn nhị khúc khi gặp đối phương có hung khí như dao sắc nhọn trong tay.
Vùng bàn tay: Khu vực này khi đánh côn vào sẽ tạo sự đau đớn, làm vô hiệu hóa chức năng cầm nắm cũng như đấm, chặt.
Vùng ngực bụng: Đây là vùng cơ thể có liên quan đến tạng phủ bên trong, khi bị đánh trúng có thể dẫn đến bất tỉnh hay ảnh hưởng đến các bộ phận tạng phủ nằm gần nơi bị đánh trúng.
Vùng sườn: Khu vực này khi quất côn vào có thể gây gãy xương sườn.
Vùng hạ bộ: Đây là khu vực đánh côn vào gây nên đau đớn, mất khả năng vận động trong 1 thời gian nhất định. Người sử dụng côn chỉ nên tấn công mục tiêu này trong trường hợp đối phương có hung khí hay quá đông người.
Vùng ống chân: tấn công vào khu vực này nhằm chế ngự đối phương, không cho đối phương chạy thoát.
Vùng bàn chân: tấn công vào mục tiêu này để gây đau đớn và làm đối phương không chạy được.

b. Phía sau lưng
Vùng lưng trên: đây là khu vực khi đánh côn vào sẽ gây nên những đau đớn nhất định và có thể ảnh hưởng tới những cơ quan bên trong cơ thể gần nơi côn đánh trúng.
Vùng vai: đánh côn vào vùng này có thể gây gãy xương vai, tạo đau đớn cho đối phương.
Vùng tay trên: tấn công khu vực này khi đối phương có hung khí trong tay.
Vùng cùi chỏ: đánh côn vào khu vực này làm đối phương đau đớn vô cùng, không còn khả năng chiến đấu.
Vùng lưng dưới: tấn công khu vực này gây đau đớn nhiều cho đối phương.
Vùng nhượng và gót chân: đánh côn vào khu vực này khiến đối phương khó di chuyển.

Thông báo

Quảng cáo

Video nổi bật